Về chính sách bảo đảm quyền lợi của các tài xế, đại diện GrabFood cho biết trong trường hợp đối tác tài xế đã hoàn tất việc nhận món ăn, đồ uống nhưng khách hàng bất ngờ hủy đơn hàng, thì cần thông báo ngay cho tổng đài Grab để được hỗ trợ kịp thời.
![]() |
Vụ tài xế Grab bị "bùng" hơn 20 ly trà sữa khiến cộng đồng mạng phẫn nộ. |
Quy trình thông báo gồm: Gọi một cuộc thời lượng 10 giây lúc xác nhận mua hàng, gọi 3 lần trong 10 phút khi giao hàng. Đồng thời, đối tác tài xế của GrabFood cũng phải gửi thông tin đơn hàng và hình ảnh món ăn, hình ảnh tiêu hủy thức ăn hoặc cho người nghèo.
Tuy vậy, việc yêu cầu hoàn đơn trực tuyến chỉ được thực hiện 1 lần/tháng. Ở lần thứ 2, đối tác tài xế phải trực tiếp đến văn phòng GrabFood để được hỗ trợ hoàn tiền. Bên cạnh đó, cánh tài xế cho rằng quy trình này khá phức tạp, tốn thời gian nên họ chỉ dùng khi giá trị đơn hàng quá cao.
"Những đơn hàng trên 200.000 đồng tôi mới phải làm thế. Chứ hàng vài chục nghìn mà mang lên mất công mất việc. Tôi thường cho người thân hoặc coi như tự thưởng", Nguyễn Anh Trung, tài xế GrabFood ngụ Bình Thạnh, TP. HCM chia sẻ.
![]() |
Để tránh "bùng" hàng, tài xế Grab thường chỉ nhận những đơn dưới 300.000 đồng. |
Hiện, ngoài GrabFood, những nền tảng ứng dụng khác chưa công bố rộng rãi biện pháp xử lý với các khách hàng cố tình đặt hàng nhưng không nhận.
Trong thời gian tới, hãng này cho biết sẽ cải thiện hệ thống để giảm thiểu tình trạng "bùng" hàng vào phút chót của khách hàng.
Theo chia sẻ của nhiều tài xế, GrabFood cho phép giới hạn số tiền đơn hàng. "Thông thường tôi sẽ đặt mốc 300.000 đồng. Những đơn hàng vượt quá con số này sẽ không chuyển tới máy của tôi", Phan Tuấn Lâm, tài xế GrabFood ngụ quận Tân Phú, TP.HCM chia sẻ.
Cũng theo ông Lâm, những đơn hàng vào ban đêm với giá trị cao cánh tài xế rất ít nhận giao. Trong trường hợp người dùng thanh toán thẻ sẽ, tài xế sẽ dễ nhận hơn.
“Coi như có bữa xui bữa hên vậy. Tuy nhiên, trường hợp tài xế bị "bùng" hàng cũng hiếm gặp và có nhiều dấu hiệu bất thường để tài xế phán đoán như tài khoản mới tạo, thanh toán tiền mặt, số lượng hàng mua nhiều, lịch sử mua hàng mới…”, ông Lâm nói thêm.
Hiện nay, với lý do an ninh quốc gia, chính phủ Iran và Nga đang nỗ lực chặn ứng dụng Telegram.
Telegram bắt đầu nổi lên sau những tiết lộ của Edward Snowden về việc giám sát quy mô lớn ở Hoa Kỳ. Nó được quảng cáo là ứng dụng nhắn tin số một đảm bảo quyền riêng tư.
Ông Alan Woodward, một chuyên gia về an ninh mạng, đang là giáo sư tại Đại học Surrey ở Anh cho biết nhiều người dùng nghi ngờ các đối thủ như WhatsApp hoặc Signal sẽ cho phép các cơ quan tình báo phương Tây truy cập trái phép thông tin qua backdoor.
Tuy nhiên, sự nổi tiếng ngày càng lớn của Telegram đã khiến cho các quốc gia như Pháp cho rằng ứng dụng này đã trở thành một nền tảng để điều phối chủ nghĩa khủng bố.
Sự chỉ trích ngày càng tăng khiến Telegram phải cấm các kênh công khai được IS sử dụng. "Kênh" là một trong những tính năng đặc biệt của ứng dụng, cho phép tin nhắn được gửi tới một số lượng người dùng không xác định.
Người sáng lập Telegram, Pavel Durov, đang sống lưu vong. Cách đây không lâu, ông được xem là Mark Zuckerberg của nước Nga. Ở tuổi 33, Durov đã tạo ra một trang mạng xã hội có tên VKontakte vào năm 2006, khi Nga vẫn còn là một thiên đường tự do phát triển web.
"Theo một số cách nào đó, nó tự do hơn Mỹ", ông chia sẻ với tờ The Times.Cuối cùng, ông đã buộc phải rời khỏi đất nước của mình sau các cuộc đụng độ với chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin.
Durov đã bán VKontakte, trang mạng xã hội có giao diện giống Facebook, và rời bỏ đất nước với 300 triệu USD trong túi vào năm 2014. Khi ra nước ngoài, ông tạo ra Telegram với hy vọng sẽ cung cấp dịch vụ cho những người lo ngại về vấn đề bảo mật khi nhắn tin.
Từ khi rời Nga, Durov cùng đội ngũ kỹ sư Telegram đã đi nhiều nơi trên thế giới và gần đây họ dừng chân ở Dubai. Ông cũng có hộ chiếu từ St. Kitts và Nevis, một quốc gia ở vùng biển Caribbean.
Telegram sử dụng biện pháp mã hóa đầu cuối giống như WhatsApp và Signal. Loại mã hóa này chuyển đổi tin nhắn thành mật mã mà không cần sự trợ giúp của máy chủ ở giữa khiến nó gần như không thể truy cập vào giao tiếp giữa hai người dùng khi không có sự đồng ý của họ.
Nhưng khác với WhatsApp, Telegram sử dụng giao thức bảo mật của riêng họ được gọi là MTProto. Hiện có rất nhiều tranh luận xung quanh hệ thống này. "Không ai biết cách nó hoạt động, và rất nhiều phân tích an ninh đã chỉ ra rằng nó không an toàn như nhiều người nghĩ", ông Woodward nói.
Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ Massachusetts cho thấy "bất kỳ chuyên gia bảo mật nào cũng có thể thâm nhập" những điểm yếu trên Telegram.
Ông Woodward nói rằng Telegram “cũng rò rỉ rất nhiều dữ liệu như ai đang gọi ai, khi nào, trong bao lâu" và nó có thể hữu ích cho các tổ chức tình báo.
Chính quyền phương Tây đã rất quan tâm đến chính sách quyền riêng tư của Telegram. Tuy nhiên, việc những kẻ khủng bố sử dụng ứng dụng này đã thúc đẩy cuộc tranh luận về nhu cầu cần phải giám sát ứng dụng này.
Một số cơ sở dữ liệu người dùng lớn nhất của Telegram là ở Iran và Nga đã bị chặn. Một số người dùng ở những quốc gia đó vẫn có thể sử dụng các mạng riêng ảo hoặc VPN để ẩn vị trí địa lý của họ và truy cập được vào ứng dụng.
Durov không hài lòng với cách người ta coi Telegram là một công cụ chính trị. "Tôi coi mình là một doanh nhân công nghệ cao, không phải là một chính trị gia hay triết gia", ông chia sẻ với tờ Financial Times gần đây.
Theo Zing
" alt=""/>Telegram là gì và tại sao nó bị cấm ở Nga và Iran?
Giao diện Material Design 2 sẽ mang đến cho trình duyệt Google Chrome một giao diện hoàn toàn khác biệt với màu xanh là chủ đạo. Các đường nét sắc cạnh và cứng cáp trên thanh menu, các tab trình duyệt được thay thế bằng giao diện tròn và bo tròn các góc. Và nếu như bạn đang rất quan tâm đến giao diện Material Design 2 trên Chrome thì sau đây sẽ là gợi ý cách kích hoạt bản thử nghiệm, chi tiết như sau.
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ này và tải về phiên bản Google Chrome Canary mới nhất. Chrome Canary là một phiên bản Chrome đặc biệt, thường được Google sử dụng để thử nghiệm những tính năng mới nhất trước khi áp dụng chính thức cho Chrome.
Quá trình cài đặt Chrome Canary sẽ yêu cầu máy tính phải có kết nối internet.
Bước 2: Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn hãy khởi động trình duyệt và nhập địa chỉ “chrome://flags” vào thanh URL và nhấn phím ENTER.
Trang tính năng ẩn của Chrome Canary xuất hiện.
Bước 3: Nhập từ khóa “Material” vào ô tìm kiếm, lập tức các tùy chọn có liên quan đến Material sẽ xuất hiện ngay bên dưới.
Bước 4: Tiến hành thay đổi lựa chọn ở tùy chọn “UI Layout for the browser’s top chrome” thành “Refresh”.
Và các tùy chọn bên dưới bạn hãy đổi thành “Enable”.
Bước 5: Khi đã thay đổi xong các lựa chọn theo trên, bạn hãy nhấp vào “RELAUNCH NOW” để lưu thay đổi và khởi động lại trình duyệt.
Chrome Canary sau khi khởi động lại xong, bạn sẽ thấy giao diện trình duyệt đã chuyển sang thiết kế Material Design 2.
Các đường nét sắc cạnh và cứng cáp trên thanh menu, các tab trình duyệt được thay thế bằng giao diện tròn và bo tròn các góc. Có vẻ như Google đang rất chuộng thiết kế bo tròn mọi thứ này, mà chúng ta đã từng thấy trên Android P.
Biểu tượng cho tài khoản Google cũng được thay đổi vị trí, khi chuyển xuống dưới và đặt ở phía cuối thanh địa chỉ.
Thanh menu thả xuống được thay đổi hiệu ứng và làm cho có vẻ nổi hơn giống như hình ảnh 3D.
Khóa bảo mật cũng được đặt trong một hình oval, thay vì được ngăn cách với tên miền bằng một gạch thẳng đứng như trước đây. Các tab trình duyệt phía trên cũng được bo tròn các góc, không còn là hình thang sắc cạnh.
Theo GenK
" alt=""/>Đã có giao diện Material Design 2 cho Chrome, đẹp long lanh và đây là cách kích hoạt nó